Nghiên cứu phát triển món ăn mới là hoạt động rất cần thiết đối với mọi nhà hàng, đặc biệt và nhà hàng mới. Đây sẽ là bước đi giúp nhà hàng đáp ứng được những thay đổi nhu cầu của khách hàng, và góp phần nâng cao sức khỏe của khách hàng. Nhưng đặc biệt hơn cả là tạo một món riêng đặc trưng của mỗi nhà hàng. Tuy nhiên quá trình này chưa bao giờ là đơn giản, kể cả với các đầu bếp lão luyện. Qua bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc phát triển một món ăn/sản phẩm thực phẩm mới cùng quy trình thực hiện cải tiến này nhé!
Bạn có bao nhiêu ý tưởng? Bạn có chắc những ý tưởng ấy có thể hình thành được sản phẩm và thành công trên thị trường? Nếu có, làm sao để biến nó thành sự thật? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để nắm được 8 bước quan trọng trong quy trình phát triển một sản phẩm thực phẩm mới và đưa sản phẩm đó tới tay người tiêu dùng:
1. Lên ý tưởng:
Trong bước đầu tiên, bạn có thể có nhiều ý tưởng. Tuy nhiên cần chọn ra ý tưởng tiềm năng và khả thi nhất để thực hiện. Có 2 cách để tìm kiếm ý tưởng đó là:
Nguồn nội bộ: Nhà hàng/nhà chế biến tìm ra ý tưởng mới dựa vào sự tìm kiếm, nghiên cứu từ nguồn nhân sự nội bộ như các đầu bếp, phụ bếp, công nhân chế biến trực tiếp;
Nguồn bên ngoài: Nhà hàng/nhà chế biến có thể tìm kiếm ý tưởng từ thị trường cung cấp ý tưởng, đối tác... đặc biệt là từ khách hàng. Hãy tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra giải pháp thích ứng cho họ;
Nhà hàng/nhà chế biến có thể áp dụng phương thức SCAMPER để sáng tạo ý tưởng. SCAMPER đại diện cho:
Hàng trăm idea có thể được sáng tạo ra nhưng chỉ 1 ý tưởng được lựa chọn. Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi chọn thông qua các mô hình phân tích như SWOT, COSTART…
2. Phân tích dữ liệu kinh doanh:
Trước khi bước đến giai đoạn xây dựng sản phẩm thực phẩm, việc phân tích cần được diễn ra kỹ càng và chi tiết. Lúc này, team GF sẽ phân thích mức độ cạnh tranh, chức năng và xây dựng lên mô hình kinh doanh. Những yếu tố cần thẩm định bao gồm:
3. Làm mẫu thử:
Đây là giai đoạn định hình lại ý tưởng và thiết kế lên hình ảnh trực quan cho sản phẩm. Cho dù sản phẩm của bạn là loại gì, đội ngũ thiết kế cần đi qua 2 bước:
- Dựa trên mục tiêu của bạn, xây dựng Bảng danh sách các nguyên liệu thử. Bạn cần thật kiên nhẫn trong giai đoạn này, việc thử mẫu có thể làm đi làm lại nhiều lần, có thể hàng chục lần;
- Thiết kế hình dạng sản phẩm, thiết kế hình dạng là một việc cũng không dễ, bạn cần thiết kế mẫu sản phẩm và khuôn sản phẩm.
4. Xây dựng nhãn hiệu: Thực tế, bước này có thể được thực hiện cùng lúc với bước thiết kế để rút ngắn quy trình phát triển sản phẩm. Xây dựng thương hiệu bao gồm:
- Nhận diện thương hiệu: Nhận diện thương hiệu bao gồm logo, hình ảnh, hình khối, font chữ, màu sắc…
- Cốt lõi thương hiệu: Cốt lõi thương hiệu chính là kim chỉ nam để định hình nên giá trị thương, bao gồm:
- Thông điệp thương hiệu:
Đây là cách một thương hiệu tự nói về mình và giao tiếp với khách hàng. Theo đó, bạn sẽ tạo cho thương hiệu một cá tính và thu hút khách hàng từ những tính cách đó. Một thông điệp thương hiệu tốt bao gồm tông giọng, thái độ, ngôn ngữ và hành vi của thương hiệu.
- Chiến lược thương hiệu:
Đánh giá sức khỏe thương hiệu và thị trường để định vị thương hiệu của bạn. Sau đó, đưa ra chiến lược phù hợp để ra mắt thương hiệu của bạn và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
Thông thường, một nhà hàng/nhà chế biến cần thuê 2-3 đơn vị cho mỗi dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ xây dựng thương hiệu, dịch vụ phát triển web, dịch vụ thiết kế. Quá trình này có thể khiến quy trình phát triển sản phẩm bị kéo dài và tốn kém nhiều hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tích hợp đáp ứng đầy đủ các dịch vụ ra mắt sản phẩm; từ hình thành ý tưởng, xây dựng thương hiệu, thiết kế và xây dựng trang web, GokinFood có thể giúp bạn.
5. Phát triển sản phẩm:
Đây là bước để các đầu bếp làm việc và thử nghiệm. Đã đến lúc biến sản phẩm của bạn thành hiện thực! Để có năng suất cao hơn, nhà hàng/nhà chế biến có thể sử dụng phương pháp Agile để cải thiện tiến độ tốt hơn và liên tục hoàn thiện.
Tùy thuộc vào độ khó của sản phẩm, giai đoạn này có thể mất từ 2 tuần đến 1-2 tháng.
6. Kiểm định và thử nghiệm:
- Thử nghiệm sản phẩm:
Giai đoạn này sẽ thử nghiệm các thành phần cốt lõi của sản phẩm. Nhóm QA sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các bài kiểm tra, bắt lỗi và đề xuất phương án khắc phục. Giai đ oạn này sẽ giúp đảm bảo phiên bản cuối cùng của sản phẩm sẽ chất lượng nhất trước khi cung cấp đến người tiêu dùng.
Việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm là việc không thể thiếu, bạn có thể đưa sản phẩm đến các đơn vị chuyên về kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm nghiệm, kết quả kiểm nghiệm sẽ được công bố rộng rãi, trong đó có việc nộp cho các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm.
Đồng thời một sản phẩm mới cũng cần xác định thành phần, giá trị dinh dưỡng của từng sản phẩm để công bố và hỗ trợ cho người dùng biết được liều lượng dùng bao nhiêu là đủ.
- Thử nghiệm thị trường:
Giai đoạn này sẽ thử nghiệm các thành phần cốt lõi của sản phẩm. Nhóm QA sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các bài kiểm tra, bắt lỗi và đề xuất phương án khắc phục. Giai đ oạn này sẽ giúp đảm bảo phiên bản cuối cùng của sản phẩm sẽ chất lượng nhất trước khi cung cấp đến người tiêu dùng.
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình phát triển sản phẩm thực phẩm mới, giúp cung cấp cái nhìn chi tiết về cách sản phẩm sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng, quảng cáo, sản xuất, đóng gói, phân phối và cho những khách hàng đầu tiên dùng thử.
7. Ra mắt thị trường: Bước cuối cùng của quy trình phát triển sản phẩm thực phẩm mới là thương mại hóa sản phẩm và phân phối ra thị trường. Dựa trên thông tin thu thập được trong quá trình tiếp thị thử nghiệm, quản lý nhà hàng/nhà chế biến có thể quyết định:
GokinFood mong muốn hợp tác với các nhà chế biến, nhà hàng và các nhà đầu tư để nghiên cứu, chế biến và chuyển giao quy trình nấu, chế biến các món ăn cho các nhà hàng mới, khách sạn...
Các chuyên gia ẩm thực, nhà hàng có thể tự nghiên cứu và chế biến các món ăn mới bằng cách tham khảo các công thức nấu ăn được cung cấp miễn phí tại website https://gokinrecipe.vn.
Xin đừng ngần ngại, hãy liên hệ với GokinFood để được tư vấn miễn phí!